CÔNG TY TNHH GIẤY TÍN PHÁT
TIN PHAT PAPER CO.,LTD
245B Phan Đình Phùng,P15,Q Phú Nhuận, Tp HCM
Phone: 0839954261 hotline: 0908900522
Email: giaytinphat@yahoo.com
Độ chịu bục (Bursting Strength) cho biết khả năng tờ giấy có thể chịu được áp lực đến đâu cho tới lúc bị rách. Nó được đo bằng áp lực thủy tĩnh tối đa cần để xé được mẫu giấy bằng cách ép liên tục xuống miếng mẫu đường kính 30.5mm qua một màng cao su. Thuộc tính này quan trọng với giấy làm bao bì. Độ chịu bục phụ thuộc vào định lượng của giấy.
Vài giá trị tiêu biểu | |
Lớp giấy | KPa |
Giấy tráng phủ (130 g/m2) | 200-300 |
Giấy tráng phủ (250 g/m2) | 300-650 |
Giấy văn phòng (100 g/m2) | 250-300 |
Giấy Carbonless (50-60 g/m2) | 150-200 |
Độ chịu nén (Compressibility) là mức giảm độ dày của giấy dưới một lực ép hay áp lực nào đó. Nó ảnh hưởng tới khả năng thay đổi của tờ giấy trên bề mặt để thích ứng và tiếp xúc với dĩa in trong suốt quá trình bị nén ép khi in. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc in ký tự và hình ảnh trên bản kẽm.
Độ chịu gấp (Folding Endurance) là khả năng của giấy chịu được nhiều lần gập đôi trước khi nó rách. Nó được định nghĩa là số lần gập đôi một mảnh giấy 15 mm x 100 mm có thể chịu được với tải trọng quy định trước khi nó rách. Độ chịu gấp quan trọng cho các loại giấy dùng làm sách, bản đồ, tờ bìa gấp quảng cáo, thùng carton, giấy làm hộp, giấy in amoniac, giấy bao bì.. . Độ chịu gấp cao là yêu cầu bắt buộc cho giấy làm bond, sổ cái kế toán, tiền tệ, bản đồ... Giấy in tiền có độ bền gấp cao nhất (> 10.000).
Để giấy có độ chịu gấp cao cần bột giấy nguyên liệu có sợi dài và dẻo .
Vài giá trị tiêu biểu | ||||
Lớp giấy | Bending Moment Stiffness (mNm) | Resonance Length Stiffness (mNm) | ||
MD | CD | MD | CD | |
Giấy tráng phủ (135 g/m2) | 65 | 45 | 1043 | 721 |
Giấy văn phòng (80 g/m2) | 39 | 17 | 493 | 160 |
Giấy Carbonless (46 g/m2) | 7.5 | 3.3 | 76 | 34 |
Độ liên kết lớp (Ply Bond/ Scott Bond) là khả năng tờ giấy chịu được lực tách chẻ khi lực này tác động theo chiều dày của giấy (tức là theo phương Z của tờ giấy). Các loại giấy tráng phủ cao cấp, giấy in ofset và giấy nhiều lớp phải xác định độ liên kết lớp.
Vài giá trị tiêu biểu | |
Lớp giấy | J/M2 |
Giấy bìa (cover paper) | 125-230 |
Giấy in offset | 240-290 |
Giấy bìa tráng phủ | 200-315 |
Giấy tráng phủ | 240-365 |
Độ đàn hồi (Resiliency) là khả năng giấy phục hồi lại độ dày và trạng thái bề mặt ban đầu của nó sau khi giải phóng các lực nén của các kẹp in . Độ đàn hồi phụ thuộc vào một số yếu tố, đặc biệt là liên quan đến quá trình sản xuất giấy như chất lượng của chất xơ, sự cán láng, siêu cán láng vv. Nó là một điểm quan trọng được xem xét trong trong phương pháp in nổi (Letterpress) và phương pháp in lõm (gravure )
Độ giãn dài (Stretch ) là lượng biến dạng mà giấy trải qua sự căng kéo. Nó được biểu diễn theo tỉ lệ % chiều dài tăng so với ban đầu khi kéo căng mẫu đến rách. Độ chịu kéo căng ảnh hưởng đến khả năng của giấy để phù hợp và duy trì sự phù hợp với tình huống cụ thể, ví dụ: Giấy photocopy, giấy in nhiều màu offset, giấy bao bì vv. Độ kéo căng theo phương ngang (CD) cao hơn hướng MD.
Độ bền bề mặt ( Surface Strength) của giấy hay tính chống xổ lông bề mặt của giấy. Sự xổ lông bề mặt xảy ra do độ gắn kết bên trong yếu.
Độ chống xé (Tearing Resistance) cho biết tình trạng của giấy trong các tình huống sử dụng khác nhau . Nó phụ thuộc nhiều vào chiều dài xơ sợi và liên kết giữa các sợi : xơ sợi dài giúp tăng độ chịu xé. Độ chịu xé được đo theo cả hai phương MD và CD
Vài giá trị tiêu biểu | |
Lớp giấy | Độ chống xé mN |
Giấy gói (80g/m2) | 500 - 700 |
Giấy Bond (100g/m2) | 700 |
Giấy văn phòng (80g/m2) | 500 - 600 |
Độ bền kéo (Tensile Strength ) là lực kéo cần thiết để làm rách mẩu giấy , được đo theo 2 phương MD & CD . Độ bền kéo là thể hiện của: sức bền sợi, mức độ liên kết sọi và chiều dài sợi.
Vài giá trị tiêu biểu | ||||||||
Lớp giấy | Độ bền kéo (kN/m) | Độ dài rách (KM)* | Độ giãn dài (%)** | TEA (kJ/m2)*** | ||||
MD | CD | MD | CD | MD | CD | MD | CD | |
Giấy in Offset (107 g/m2) | 5.6 | 3.2 | 5.3 | 3.1 | 2.5 | 4.1 | 14.9 | 15.8 |
Giấy văn phòng (75 g/m2) | 3.6 | 2.6 | 4.9 | 3.5 | 1.8 | 4.7 | 6.3 | 13.2 |
Giấy báo (50 g/m2) | 1.8 | 0.9 | 3.7 | 1.8 | 1.1 | 1.4 | 1.8 | 13 |
*Độ dài rách (Breaking Length) là chiều dài của dải giấy khi bị dừng lại theo chiều thẳng đứng từ một đầu, sẽ bị phá vỡ bởi trọng lượng của chính nó
**Độ giãn dài (Stretch )là lượng biến dạng mà giấy trải qua sự căng kéo ( xem mục "Độ giãn dài" ở trên)
*** TEA (Tensile Energy Absorption) là độ hấp thụ năng lượng kéo, tức là lượng năng lượng cần có để phá vỡ các tấm giấy dưới sức căng.
Chỉ số độ bền kéo (Tensile Index (TI)) là tỉ số của độ bền kéo với định lượng của giấy:
Vài giá trị tiêu biểu | ||
Grade | MD (Nm/g) | CD (Nm/g) |
Giấy báo (40 - 49g/m2) | 45 -60 | - |
Giấy văn phòng (50-100 g/m2) | 40-70 | 20-40 |
Giấy can (60-110 g/m2) | 70 | 40 |
Độ bền chịu ướt (Wet Strength): Quá trình sử dụng một số loại giấy như túi lọc đựng trà, cà fé…phải tiếp xúc với nước. Vì thế những giấy này phải có độ bền chắc đủ để chịu xé, chịu hủy hay tách lớp khi bị đẫm nước. Để làm tăng độ bền ướt, cần phải xử lý hóa chất cho giấy
Typical Wet Tensile Strength Values | ||
Grade | Dry Tensile Strength (g) | Wet Tensile Strength (g) |
Khăn giấy lau bếp (20g/m2), 2 lớp | 650 | 200 |
Khăn giấy lau mặt (13g/m2) 2 lớp | 115 | 35 |